- Các bạn xem phim nên ấn nút tạm dừng khoảng 30s - 1 phút rồi tiếp tục xem phim để không bị giật.

- Server Megafun Chỉ Dành Riêng cho Mạng VNPT.

- Các bạn nên dùng trình duyệt Firefox để xem phim tốt nhất.


xem phim 7 kiếm khách và 5 võ sĩ full hd vietsub online poster
Poster phim 7 Kiếm khách và 5 Nghĩa sĩ
 Seven Swords - PhimViet24h.Com
 Tên Phim: 7 Kiếm khách và 5 Nghĩa sĩ - Seven Swords  - PhimViet24h.Com
 Đạo diễn: Đang cập nhật
 Diễn viên: Đang cập nhật
 Thể loại: Võ Thuật, Tâm Lý, TV Show
 Quốc Gia: Đang cập nhật
 Năm Phát Hành: 2013
 Thời Lượng: 39 Tập

 Từ Khóa: xem phim 7 kiem khach va 5 nghia si full, xem phim 7 kiem khach va 5 nghia si vietsub, xem phim 7 kiem khach va 5 nghia si vtv2 hd, phim 7 kiem khach va 5 nghia si truyen hinh tap cuoi, xem phim 7 kiem khach va 5 nghia si full hd, xem phim 7 kiem khach va 5 nghia si truc tuyen, xem phim 7 kiem khach va 5 nghia si online


Bạn đang xem phim 7 Kiếm khách và 5 Nghĩa sĩ (39/39 Tập) trực tuyến tại PhimViet24h.Com.
Các bạn vui lòng ấn Like g+1 để xem phim nhanh hơn!
Dùng trình duyệt Cờ Rôm + để xem phim nhanh nhất.



Nội Dung Phim: 
Phim 7 Kiếm khách và 5 Nghĩa sĩ (39/39 Tập) - Đây là một bộ phim cải biên về Bao Thanh Thiên. Được chuyển thể từ bộ truyện kiếm hiệp cùng tên. Phim là câu chuyện phân tranh trong chốn giang hồ loạn lạc. Thông thường hảo hán, nghĩa hiệp hay sống ở ngoài vòng pháp luật, và họ thường có thứ luật giang hồ riêng. Nhưng ở trong Thất hiệp ngũ nghĩa này, chính họ lại cộng tác đắc lực với Bao Thanh Thiên (đại diện cho Vương Triều Tống), bởi ông và họ cùng một mục đích: đấu tranh cho công lý, cho thiện thắng ác...


Phim Giã Sử Cổ Trang Bay Kiem Khach Va Nam Nghia Si đây là phim làm với phong cách hoàn toàn mới tuy lấy bối cảnh là quá khứ nhưng các cách sử lý công việc và sự kiện trong phim lại được các diễn viên nổi tiếng sử lý theo phong cách rất hiện đại, Phim có tiêt tấu rất nhanh các pha hành động võ thuật đượ thực hiện vô cùng công phu.Mời các bạn hãy cùng PHIMHDD.COM theo giõi bộ phim BKKVNNS các bạn sẽ có những giây phút giải trí vui vẻ nhất.

Càn khôn đại na di: là bộ võ công tâm pháp thất truyền của Minh giáo nơi Tây Vực, sử dụng để di chuyển nội lực trong cơ thể đồng thời giảm sát thương của các chiêu thức do kẻ địch gây. Tất cả có 7 tầng (cấp độ).

Giáo chủ Minh Giáo đời thứ 33 là Dương Đỉnh Thiên đang luyện Càn khôn đại nã di đến tầng thứ 4 thì bị tẩu hỏa nhập ma do Thành Côn cùng phu nhân của ông ta gây nên, dẫn đến cái chết.

Dương Tả Sứ (Dương Tiêu) là sứ giả của Minh Giáo, cũng chỉ luyện đến tầng thứ 2.

Giáo chủ Minh Giáo đời thứ 34 Trương Vô Kị trong một lần tình cờ đang đuổi theo Thành Côn đã tìm ra bí kíp võ học này. Nhờ có cửu dương thần công thâm hậu nên đã tu luyên đến tầng thứ 6 chỉ trong 1 đêm (người thường phải mất đến gần 20 năm mới tu luyện thành công, ngay cả người sáng lập ra Minh Giáo cũng chỉ luyện đến tầng thứ 6 trong 5 năm).

Càn khôn đại na di tâm pháp:là bộ võ công thượng thừa của Minh Giáo. Có thể chuyển đổi đòn tấn công của địch thủ vào người khác hay vào chính địch thủ mà mình đánh. Càn khôn đại nã di tâm pháp gồm 7 tầng, theo Kim Dung viết thì người có tư chất cao thì sẽ mất 7 năm để luyện tầng 1, còn người có tư chất thấp thì là 14 năm.

Dương Đỉnh Thiên là giáo chủ đời thứ 33 của Minh Giáo đã luyện được tầng 4 của Càn khôn đại nã di tâm pháp và dùng nó để phát quang Minh Giáo. Nhưng sau đó ông bị tẩu hỏa nhập ma rồi qua đời, Càn khôn đại nã di bị thất lạc. Minh Giáo bị chia năm xẻ bảy, rồi cuối cùng bị Lục đại phái xông lên đỉnh Quang Minh truy sát.

Trương Vô Kỵ trong một lần đuổi theo Thành Côn đã được Tiểu Chiêu dẫn đến mật thất của Minh Giáo và vô tình lọt vào căn phòng mà năm xưa Dương Đỉnh Thiên chết. Trương Vô Kỵ tìm lại được Càn khôn đại nã di nhưng chàng lại không muốn học vì chàng thấy mình không phải người của Minh Giáo. Cuối cùng, vì bất đắt dĩ, Trương Vô Kỵ đành luyện Càn khôn đại nã di, với Cửu Dương thần công Trương Vô Kỵ đã nhanh chóng luyện xong tầng thứ 6 của Càn khôn đại nã di tâm pháp và chàng dùng nó để cứu Minh Giáo thoát khỏi họa diệt vong rồi thống nhất Minh Giáo lại thành một môn phái như xưa. Sau này nhờ đoạt được Thánh hỏa lệnh nên chàng học được tầng thứ 7 của Càn khôn đại nã di tâm pháp uy trấn giang hồ.

Cửu Dương Chân Kinh (hay Cửu Dương Thần Công) là pho sách võ thuật chỉ dẫn cách luyện nội công xuất hiện trong tiểu thuyết Ỷ thiên Đồ long ký của nhà văn Trung Quốc Kim Dung.

Cửu Dương Thần Công thường BỊ LẦM TƯỞNG là một phần của bộ Lăng Già Kinh mà tác giả không phải là Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư khai sáng trường phái võ lâm Thiếu Lâm Tự mà có thể do cao thủ đạo gia lánh đời nào đó. Sau khi kết thúc chín năm diện bích tham thiền, trở lại đời sống bình thường, Bồ Đề Đạt Ma đã nhận ra những hòa thượng tu hành ở Thiếu Lâm tự thường ốm yếu và có sức khỏe kém. Và ông đã dựa vào các triết lý Phật giáo để sáng tạo ra một số bí kíp rèn luyện nội công và võ thuật, tăng cường sức khỏe cho hòa thượng cũng như những người ở Thiếu Lâm tự, trong đó có Dịch Cân Kinh..., nhưng KHÔNG THỂ là Cửu Dương Thần Công Trong thực tế, chưa từng có tài liệu nào nói về sự tồn tại của Cửu Dương Thần Công tại Thiếu Lâm Cho đến trước sự kiện xảy ra trong phần cuối bộ Thần Điêu Hiệp Lữ thì bộ kinh này nằm trong Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự. Có nhiều chi tiết chứng minh đây không phải là võ học Thiếu lâm. Thứ nhất nó được viết bằng Hán tự, không phải tiếng Phạn do đa số kinh văn của Thiếu Lâm Tự đều là Tiếng Phạn do xuất xứ gốc của Thiếu Lâm Tự không đến từ Trung Nguyên. Thứ 2 là nó được chép bên cạnh kinh Lăng già, mà không phải được ghi chép tử tế như Dịch Cân Kinh (Dịch Cân Kinh nguyên gốc tiếng phạn, không thể nào Cửu Dương Thần Công viết bằng tiếng Hán được). Thứ ba là Trương Vô Kỵ sau khi luyện thành Cửu Dương Thần Công cũng nghĩ rằng đây chắc không phải võ học Thiếu lâm mà do cao thủ lánh đời nào đó đề lại vì nó có nhiều quan điểm của Đạo gia. Thực ra Cửu Dương Thần Công do chính Hoàng Thường viết ra - tác giả Cửu Âm chân kinh khi vào những năm cuối đời, ẩn cư Thiếu lâm sau đó tạo ra bộ Cửu Dương Thần Công này, do thời gian ông ở Thiếu Lâm Tự nên Cửu Dương Thần Công dù là kinh văn của Đạo Giáo nhưng vẫn chịu ảnh hưởng nhiều của kinh văn Phật Giáo là một cuốn kinh tu luyện nội công, bảo vệ thân thể, đó là tính chất chung của đa số kinh văn nhà Phật khác.

Cửu Dương Thần Công lần đầu được nhắc đến bởi Giác Viễn thiền sư, một người gác Tàng kinh các trong Thiếu Lâm tự khi truy đuổiDoãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử đến Hoa Sơn ở phần cuối Thần điêu hiệp lữ. Theo lời Giác Viễn, Cửu Dương Thần Công được viết bởi Đạt Ma sư tổ trong bộ Lăng Già Kinh. Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử trong khi tạm lánh ở chùa Thiếu lâm đã ăn trộm bộ sách này và đã bị Giác Viễn truy đuổi đến Hoa Sơn để đòi lại. Tuy nhiên, hai người này đã khéo léo giấu bộ sách vào bụng con vượn già nên dù Giác Viễn được sự trợ giúp của Quách Tương và Trương Quân Bảo vẫn không thể tìm thấy và buộc phải quay về. Về sau, Giác Viễn vì lý do này bị Thiếu Lâm tự phạt phải xích chân gánh nước đổ vào giếng hàng ngày. Về phần Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử, hai người bỏ trốn đến dãy Côn Luân thì đánh nhau để tranh giành bộ kinh đến mức cả hai cùng kiệt sức mà chết. Trước khi chết, họ có lời nhờ Côn Luân tam thánh Hà Túc Đạo chuyển lời đến Giác Viễn về sách là "Sách để trong hầu" (hầu chỉ con khỉ già) nhưng do kiệt sức phát âm không thành nên Hà Túc Đạo nghe nhầm là "Sách để trong dầu" nên cả Giác Viễn lẫn Thiếu Lâm tự đều không hiểu và bộ sách đã gần như bị thất truyền.

Có nhiều người học được một phần hoặc toàn phần Cửu Dương Thần Công, nhưng chỉ có Giác Viễn và sau này là Trương Vô Kỵ học được toàn vẹn Cửu Dương Thần Công nguyên bản. Giác Viễn là một người mê đọc sách, khi gác Tàng Kinh Các của Thiếu lâm đã đọc hết các sách và vô tình đọc cả bộ Kinh Lăng Già. Vì đọc nhiều lần nên vô tình Giác Viễn đã mang trong mình nội công hùng hậu (Cửu Dương Thần Công) mà không hề hay biết. Khi đó, Trương Quân Bảo (sau này thành Trương Tam Phong-tổ sư phái Võ Đang) là học trò của Giác Viễn cũng vô tình luyện được một phần của Cửu Dương Thần Công và mang trong mình nội công Cửu Dương Thần Công. Do nhiều biến cố, trước khi Giác Viễn qua đời đã đọc lại toàn bộ Cửu Dương Thần Công, lúc đó có mặt cả Trương Quân Bảo,Quách Tương (sau này lập nên phái Nga Mi) và Vô Sắc thiền sư, mỗi người đã học một phần của bộ kinh này. Vì thế, các chiêu số, nội công của các phái Thiếu lâm, Võ Đang và Nga Mi đều có màu sắc của Cửu Dương Thần Công nhưng không toàn vẹn.

Hơn một trăm năm sau, Trương Vô Kỵ khi bị kẻ thù truy đuổi trên núi tuyết Côn Luân đã vô tình lạc vào thung lũng nơi con vượn màTiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây từng ở. Ở đó, Vô Kỵ đã mổ bụng cứu con vượn già (vì bộ sách bị nhét vào bụng, con vượn đã mang bệnh suốt trăm năm) và vô tình học được toàn bộ nội công Cửu Dương Thần Công trong bộ sách này. Vô Kỵ đã dùng nội công này đẩy toàn bộ hơi hàn độc của Huyền Minh thần chưởng đang đe dọa mạng sống của mình, đồng thời trở thành người có nội lực hùng hậu nhất. Sau này, cùng với võ công Càn khôn đại nã di, Vô Kỵ đã trở thành cao thủ võ công tuyệt đỉnh trong tiểu thuyết Ỷ thiên Đồ long ký. Trước khi rời khỏi hẻm núi hoang này, Vô Kỵ đã chôn bộ kinh trong hẻm núi và sau đó không ai còn nghe về hành trình của bộ sách này.

Theo mô tả của Kim Dung, nếu như Cửu Âm chân kinh (thuộc về tính Thái Cực nhiều người nhầm tưởng rằng là Âm-Nhu, vậy nên có thể nói Cửu Âm Chân Kinh mang màu sắc của Đạo Giáo) là sách dạy các chiêu số võ công để thắng địch thì Cửu Dương Thần Công lại là bộ sách tu luyện nội công và bảo vệ thân thể. Khi luyện thành, trong mình người học sẽ có nội công Cửu Dương Thần Công mang tính Dương (nóng). Cửu Dương Thần Công có thể hóa giải sự tấn công của các nguồn lực khác, đồng thời phản kích lại tỉ lệ thuận với độ mạnh của lực tấn công bên ngoài. Vì thế, Trương Vô Kỵ luôn được sự bảo vệ của Cửu Dương Thần Công và không bị bất kỳ một nguồn nội lực hay độc tính nào xâm phạm. Ngoài Trương Vô Kỵ, Giác Viễn, Trương Quân Bảo, Quách Tương, Vô Sắc, còn có Không Kiến thần tăng của Thiếu Lâm cũng là cao thủ về Cửu Dương thần công.

Cửu âm chân kinh (九陰真經) là tên gọi của một bộ sách võ công, xuất hiện trong bộ Xạ điêu tam khúc của nhà văn Trung Quốc Kim Dung.

Khái niệm Cửu âm chân kinh lần đầu xuất hiện trong bộ truyện Anh hùng xạ điêu (tiểu thuyết đầu tiên của bộ Xạ điêu tam khúc), qua lời kể của Lão Ngoan đồng Chu Bá Thông cho Quách Tĩnh nghe lý do tại sao mình bị Hoàng Dược Sư giam giữ trên Đào Hoa đảo. Theo lời kể của Lão Ngoan đồng, người viết nên Cửu âm chân kinh là Hoàng Thường mà nguyên nhân sâu xa là từ những thù oán của Hoàng Thường với giới võ lâm.

Hoàng Thường vốn là một quan lại trong triều đình dưới triều đại vua Huy Tông triều Tống, theo lệnh của hoàng đế thu thập hết sách của Đạo gia 5481 quyển viết thành bộ sách Vạn thọ Đạo tạng (theo lời Chu Bá Thông thì việc này diễn ra vào năm Chính Hòa thứ năm, vua Huy Tông). Nhờ trí thông minh và kiên trì, Hoàng Thường đã học được toàn bộ các bí kíp võ học Đạo gia và trở thành mộtcao thủ võ lâm. Sau đó, theo lệnh của Huy Tông hoàng đế, Hoàng Thường dẫn quân đến tiêu diệt Minh giáo và quân lính bị đại bại. Tuy nhiên, Hoàng Thường học được toàn bộ bí kíp võ công cao cường nên đánh bại hầu hết các cao thủ Minh giáo, nhưng sau đó vì đơn thương độc mã nên vẫn thất bại, kết quả là toàn bộ gia đình của Hoàng Thường bị sát hại, chỉ một mình Hoàng Thường thoát nạn chạy lên núi ẩn náu quyết rèn luyện võ công cao cường để trả thù.

Sau một thời gian dài tu luyện và ngộ được đạo lý võ học, Hoàng Thường trở lại với ý định trả thù nhưng thời gian đã trôi quá lâu tất cả các đối thủ đều đã qua đời, thậm chí con cái đối thủ cũng đã già nữa, Hoàng Thường hết ý định trả thù, nhưng tiếc những kiến thức võ học Đạo gia mà mình học được viết thành bộ Cửu âm chân kinh gồm 2 quyển: Quyển thượng bao gồm các bí kíp rèn luyệnnội công căn bản của Đạo gia, Quyển hạ gồm các chiêu thức khắc địch và bảo vệ thân thể. Sau khi Hoàng Thường qua đời, Cửu âm chân kinh lưu lạc trong nhân gian khiến giới võ lâm tranh đoạt và gây ra sự chém giết để giành lấy bí kíp này.

Trước thời kỳ xảy ra những nội dung chính của câu chuyện trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu, có năm người võ công cao siêu nhất cùng đấu với nhau trên đỉnh Hoa Sơn để tranh nhau Cửu âm chân kinh gồm Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong,Nam Đế Đoàn Trí Hưng, Bắc Cái Hồng Thất Công, và Trung Thần Thông Vương Trùng Dương. Võ công của Vương Trùng Dương cao nhất và giành được Cửu âm chân kinh. Ông định đốt sách để tránh chuyện tàn sát trong võ lâm, nhưng lại tiếc công người xưa nên giấu quyển sách đi. Trước khi chết, ông đã giao cho Lão Ngoan đồng Chu Bá Thông là sư đệ của mình đi giấu hai quyển sách ở hai nơi nhằm tránh cho quyển sách rơi vào tay kẻ xấu.

Trên đường đi giấu sách, Lão Ngoan đồng bị vợ Hoàng Dược Sư đánh lừa, dùng trí nhớ siêu phàm đọc lại một lần nhớ hết quyển hạ. Bà về viết lại cho chồng, nhưng Hoàng Dược Sư chưa tu luyện thì bị học trò là cặp vợ chồng Mai Siêu Phong, Trần Huyền Phong lấy trộm quyển hạ trốn đi, luyện ra những võ công âm độc (ví dụ như Cửu âm bạch cốt trảo...). Hoàng Dược Sư nổi giận đánh gãy chân các học trò còn lại và đuổi ra khỏi đảo Đào Hoa. Vợ Hoàng Dược Sư lúc đó mang thai cố gắng nhớ lại viết lại sách cho chồng nên bị kiệt sức và mất sau khi sinh con. Chu Bá Thông thấy vậy đến Đào Hoa đảo đòi sách và đánh nhau với Hoàng Dược Sư, thua trận bị nhốt trong động đá.

Vô tình từ những ân oán giữa Giang nam thất quái và vợ chồng Mai Siêu Phong khiến cho Quách Tỉnh có được nội dung Cửu âm chân kinh phần quyển hạ được ghi lại trên da bụng của Trần Huyền Phong. Khi Quách Tỉnh gặp Chu Bá Thông trên Đào Hoa đảo, Chu Bá Thông đã dạy cho Quách Tĩnh thuộc lòng cả bộ Cửu âm chân kinh và cũng vô tình đó, Chu Bá Thông cũng luyện thành và trở thành một nhân vật võ công cao nhất. Một phần của Cửu âm chân kinh viết bằng tiếng Phạn được Nhất Đăng đại sư dịch lại sang Trung văn. Sau này, Quách Tĩnh trở thành một cao thủ nhờ tu luyện Cửu âm chân kinh. Cửu Âm chân kinh cũng là một lý do gây ra những bi kịch thù hận trong bộ truyện này.

Khi đến bộ Thần điêu hiệp lữ, Cửu âm chân kinh một lần nữa xuất hiện. Vương Trùng Dương trước khi chết đã ghi lại một phần nội dung Cửu âm chân kinh trong thạch động Hoạt tử nhân mà Dương Quá và Tiểu Long Nữ là hai người có duyên luyện được bí kíp này.

Cửu âm chân kinh được vợ chồng Quách Tĩnh, Hoàng Dung giấu trong kiếm Ỷ Thiên, được Chu Chỉ Nhược luyện tập. Thành tựu nhất trong truyện này có lẽ là cô gái áo vàng,hậu nhân của Dương Quá và Tiểu Long Nữ.

Cửu âm bạch cốt trảo là một trong nhiều môn võ công được ghi lại trong Cửu âm chân kinh, bộ võ công tối thượng trong tiểu thuyết võ hiệp Anh hùng xạ điêu của nhà văn Kim Dung. Nổi danh nhất với võ công này là Mai Siêu Phong, biệt hiệu Thiết Thi, 1 trong 6 đệ tử ban đầu của Đông Tà Hoàng Dược Sư.


[id]1;phimsoc.y/XrYccOkEHeA|2;phimsoc.y/Uk6nRxP5nXQ|3;phimsoc.y/pnIYAFISBBo|4;phimsoc.y/VQJlZH7sjqU|5;phimsoc.y/98hdRZzasbU|6;phimsoc.y/0JrhJJhKhMc|7;phimsoc.y/SNdnxZ6_dNs|8;phimsoc.y/md65U3uhEXg|9;phimsoc.y/kLWhFM2b6JA|10;phimsoc.y/17sBEw57lBs|11;phimsoc.y/C_nqhCXDEfU|12;phimsoc.y/my8nLaBN5BA|13;phimsoc.y/2HxbQYbipaU|14;phimsoc.y/l3kYns3AINo|15;phimsoc.y/vHfsa6e-z94|16;phimsoc.y/2q1m_Q6QI4k|17;phimsoc.y/u_gSHvpGt50|18;phimsoc.y/mjv2d5QlJJE|19;phimsoc.y/Q2fNVgA9VpE|20;phimsoc.y/g0HAC0dy9RA|21;phimsoc.y/2pqHQoK6uq8|22;phimsoc.y/uCWtoyG6MKQ|23;phimsoc.y/C08q_eOUa5I|24;phimsoc.y/ZNQ8Bir4D18|25;phimsoc.y/p6WYp9U0jJ8|26;phimsoc.y/n5Z2QMqFWDU|27;phimsoc.y/SrzSk-NMkKs|28;phimsoc.y/aAvPRKGpMWQ|29;phimsoc.y/_hp1WL0qPq0|30;phimsoc.y/oatB4fMgWrk|31;phimsoc.y/UfpeXwLS7CQ|32;phimsoc.y/L-SvbVmhzT8|33;phimsoc.y/pFzkKBNNuZU|34;phimsoc.y/TwueITJyW6A|35;phimsoc.y/UGUUL0Fqke0|36;phimsoc.y/fNtKSdVezHk|37;phimsoc.y/VnZ3r5afM3g|38;phimsoc.y/jTEUHK7Ybmk|39-End;phimsoc.y/oBFu6J5WHPE|[/id] Tag: , , , , ,
Weblinks: Xem phim online